Câu 2: 1. Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. - Người l

Câu 2.

a)Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

- Người lính Tây Tiến coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”. Cái bi đã được nâng đỡ bằng đôi cánh lãng mạn làm cho cái bi trở thành bi tráng.

- Viết về người lính Tây Tiến, Quang Dũng không hề che dấu cái bi, nhưng cái bi lại được nâng đỡ bằng đôi cánh lãng mạn làm cho cái bi trở thành bi tráng:

+ Hình ảnh những nấm mồ rái rác nơi biên cương, viễn xứ gợi một cảm xúc bi thương.

+ Hình ảnh “đời xanh” là biểu tượng cho tuổi trẻ đặt sau chữ “chẳng tiếc” thể hiện tinh thần tự nguyện, sẵn sàng vượt lên cái chết hiến dâng cả sự sống, tuổi trẻ cho nghĩa lớn của dân tộc.

- Bằng bút pháp lãng mạn nhà thơ đã khắc họa thành công bức chân dung tượng đài bằng ngôn từ về đoàn quân Tây Tiến.

b) Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:

- Hai đầu đoạn: Khẳng định nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc.

* Cảnh Việt Bắc.

+ Núi rừng Việt Bắc hiện lên qua hình ảnh cả 4 mùa. Thiên nhiên bốn mùa với hình ảnh, âm thanh, sắc màu sống động, rực rỡ

- Nhớ về con người Việt Bắc: Đây là nỗi nhớ sâu đậm nhất.

+ Nhớ người Việt Bắc trong nghèo cực gian khó vẫn giàu tình nghĩa thuỷ chung, gắn bó với Cách mạng, cùng chia sẻ những đắng cay ngọt bùi, cùng chung gánh vác mối thù nặng vai.

+ Nhớ hình ảnh cô gái: hình ảnh người con gái Việt Bắc chịu thương chịu khó, bình dị mà nghĩa tình thuỷ chung.

* Đánh giá vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.