Câu 2: Cảnh sắc Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào? Vẻ đẹp của Động khô và Độn

Câu 3. Cảnh sắc Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào? Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?

Trả lời:

Trình tự miêu tả của người viết- tuân theo trật tự không gian, từ khái quát đến đến cụ thể, từ ngoài vào trong:

-  Giới thiệu vị trí của quần thể Động Phong Nha

-   Hai đường thuỷ, bộ vào động cùng gặp nhau ở bến sông Son

-  Hai bộ phận chính của hang: Động khô và Động nước

-  Động chính với 14 buồng nối đuôi nhau bởi một hành lang chính và nhiều hành lang phụ

-  Vào sâu nữa là các dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi và khu rừng nguyên sinh.

-   Đặc tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha.

*  Vẻ đẹp của Động khô và Động nước:

-   Động khô ở độ cao 200 m, có vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

-   Động nước: có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Sông khá sâu và nước rất trong.

-   Động Phong Nha mang vẻ dẹp lộng lẫy, kì ảo, hiếm có. Từ các khối thạch nho hiộn lên đủ hình khối (có khối hình gà, con cóc, có khối mang hình mâm xôi; có khối là hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ) và huyền ảo về sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tả hểt cho đến những âm thanh nơi đây cũng khác lạ: một tiếng nước gõ long tong, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt. Và đây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. Du khách như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh: vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Thật đúng là “ kì quan đệ nhất động ” của Việt Nam.