Câu 2: Đọc các câu thơ a, b, c trong mục II. SGK và trả lời các câu hỏi: 1. Em hiểu các từ ngữ in đậ

Câu hỏi 2. Đọc các thơ a, b, c trong mục II SGK và trả lời các hỏi:

1. Em hiểu các từ ngữ in đậm trong các câu thơ như thế nào?

2. Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?

3. Từ những ví dụ đã phân tích ở phần trên, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.

Trả lời:

1+2: a) Bàn tay- một bộ phận của con người, được dùng thay cho người lao động nói chung (quan hệ bộ phận - toàn thể).

b)    Một, ba- số lượng cụ thể, được dùng thay cho số ít và số nhiều nói chung (quan hệ cụ thể - trừu tượng).

c)    Đổ máu - dấu hiệu, thường được dùng thay cho sự hi sinh, mất mát nói chung (quan hệ dấu hiệu của sự vật - sự vật). Trong thơ của Tố Hữu, đổ máu chỉ dấu hiệu của chiến tranh.

3. Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo phép hoán dụ:

-  Lấy bộ phận để gọi toàn thể.

-  Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

-  Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

-  Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.