Câu 2. Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiên nhân? Đoạn văn trực tiếp bày tỏ tâm trạ

Câu 2. Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiên nhân?

Đoạn văn trực tiếp bày tỏ tâm trạng, tâm sự của tác giả trước thực trạng đau lòng. Khó khăn trong việc khảo cứu thơ văn Lí - Trần làm tác giả thường có ý thở than, trách lỗi các trí thức đương thời. Ông có ý thức trân trọng văn thơ của ông cha, yêu quý di sản văn học dân tộc.

Tác giả trình bày những động cơ khiến mình phải sưu tầm, tuyển chọn thơ ca dân tộc để soạn 'Trích diễm thi tập”. Đó là:

- Thực trạng tình hình sách vở về thơ ca Việt Nam rất hiếm "Không khảo cứu vào đâu được". Người học làm thơ như Hoàng Đức Lương "chỉ trông vào thơ bách gia đời nhà Đường".

- Nhu cầu bức thiết phải biên soạn sách 'Trích diễm thi tập” bởi vì "một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trâm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản".

Đó là những động cơ thôi thúc tác giả soạn sách "Trích diễm thi tập". Việc làm thì hết sức lớn lao, công phu và ý nghĩa, không phải ai muốn cũng làm được. Song, tác giả thể hiện thái độ hết sức khiêm tốn. Đây là thái độ thường thấy của người phương Đông thòi trung đại. Hoàng Đức Lương coi mình là "tài hèn sức mọn", khi nói về việc đưa thơ của mình vào cuối các quyển, tác giả nói "mạn phép phụ thêm những vụng về do tôi viết".

Để hoàn thành "Trích diễm thi tập" Hoàng Đức Lương đã phải: "Tìm quanh hỏi khắp" để sưu tầm thơ ca của những người đi trước. Rồi tác giả "thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều". Sau đó đặt tên sách là Trích diễm, gồm 6 quyển. Đây là công việc đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức, người không tâm huyết sẽ không làm được.

- Công việc của ông có ý nghĩa giáo dục và ý thực tiễn. Bởi vì nếu không có ồng thì chúng ta ngày nay đâu còn biết đến “Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn", "Bạch Đằng giang phú - Trương Hán Siêu",...