Câu 2. Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lòi nói với Thúy Kiều như thế nào? Lí tưởng anh

Câu 2. Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều như thế nào?

Lí tưởng anh hùng của Từ Hải được Nguyễn Du khai thác tinh tế qua cảnh tiễn biệt với Thuý Kiểu, đặc biệt qua những lời nói với nàng.

a. Khác với cảnh tiễn biệt giữa Kiều với Kim Trọng và Kiều với Thúc Sinh, đây là cảnh tiễn biệt của Kiều với một trượng phu chí lớn. Chí khí, lòng quyết tâm của Từ Hải là không gì lay chuyển. Quan niệm về người anh hùng theo Từ Hải là phải lạo dựng sự nghiệp lớn để thực hiện giấc mơ công lí. Vì thế sau hơn nửa năm gắn bó, khát vọng ấy đã thôi thúc trái tim chàng, chàng ý thức được đã đến lúc phải lên đường. Vì vậy việc ra đi của Từ Hải là công việc tất yếu, quan trọng hàng đầu.

Miêu tả một cách ước lệ, để Từ Hải lên ngựa và “lên đường thẳng dong'” rồi Nguyễn Du mới nói đến lời tiễn biệt của Kiều chính là vì muốn tôn vinh Từ Hải như một nhân vật anh hùng nổi bật.

b. Trong lời nói với Kiều, Từ Hải đã bộc lộ lí tưởng, tính cách anh hùng như thế nào?

- Coi Kiều khác hẳn với những người vợ “nữ nhi thường tình” mà là ‘Tâm phúc tương tri” của mình (người hiểu biết lòng dạ mình một cách sâu sắc)

- Khẩu khí lời nói của Từ Hải rõ là của bậc trượng phu chí lớn, đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí. Khẩu khí ấy một phần được tạo nên bởi các hình ảnh phi thường, hào hùng: “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”, “bốn bể không nhà”.

Lời của Từ Hải nói với Kiều không chỉ là lời của người yêu với người yêu, của người chồng với người vợ mà hơn hết đó là lời của một trang anh hùng với người “tóm phúc tương tri”. Qua lời Từ ta thấy hiên lên tính cách, phẩm chất, chí khí và khát vọng của một tranh anh hùng hảo hán.