Câu 3. Cấu trúc cả hai câu đều thấy giữa nhân và nguyệt (Ngoài trời) có song sắt nhà tù chắn ở giữa.

Câu 3. Trong hai thơ cuối của thơ chữ Hán ,sự sắp xếp vị trí các từ nhân,song,nguyệt có gì đáng chú ý ?Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

trả lời

Cấu trúc cả hai đều thấy giữa nhân và nguyệt (Ngoài trời) có song sắt nhà tù chắn ở giữa. Tuy nhiên, người đà thả tâm hồn vượt ra ngoài cứa sắt nhà tù để tìm đến ngổm trăng sáng (khán minh nguyệt 1. tức là để giao hòa với vầng trăng tự do đang tỏa mộng giữa trời.

Đây không phải cuộc vượt ngục về tinh thần duy nhất cua người tù cách mạng Hố Chí Minh để tìm đến vầng trăng tri kỷ. Trong ba Trung tìm, Bác đàãviết:

Chống được tự do mà thưởng nguyệt Lòng theo vời vợi mánh trăng thu (Bất đắc tự do thưởng thu nguyệt Tám tùy thu nguyệt cộng du du)

Và vầng trăng trong Ngắm trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến “ngắm nhà thơ” (khán thi gia) trong tù. Vậy là ca người và trăng đều chu động tìm đến giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đăm. Cấu trúc đôi của hai câu chữ Hán đã làm nối bật “tình cảm song phương" đều mãnh liệt của cả người và trăng. Tất nhiên, đây là biện pháp nhân hóa của nghệ thuật, nhưng đã cho thấy với Bác Hồ, trăng đã hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm tri kỷ từ lâu.

Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kỳ diệu của người chiến sĩ - thi sĩ ấy. Phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới cái đẹp, bầu trời tự do, là lãng mạn say người, ở giữa hai thế giới đối cực đó là cửa sắt của nhà tù. Nhưng với cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau.