Câu 3. Kể lại câu chuyện ""Vua tàu thủy"" Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc ng

Câu 3. Kể lại câu chuyện ""Vua tàu thủy"" Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.

Lời Giải:

ĐỀ 3 : Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
Bài tham khảo
Tôi là một chủ tàu người Pháp và đã từng có mệnh danh là “Vua tàu thủy"" nhưng tôi đã nhường mệnh danh ấy cho một bậc “anh hùng kinh tế"" cùng thời. Bậc anh hùng đó là Bạch Thái Bưởi - một con người giàu ý chí và nghị lực. Phẩm chất này đã tôn anh lên ngôi vua mà tôi đã ngưỡng mộ - “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi.
Anh mồ côi cha từ bé, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Nhờ khôi ngô tuấn tú nên đã được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.
Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Sau một thời gian ngắn, anh đứng ra kinh doanh độc lập. Anh mở tiệm buôn gỗ, buôn ngô, mở tiệm cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ... Có lúc anh mất trắng tay, sản nghiệp không còn nhưng anh không nản chí. Anh tiếp tục làm lại. gây dựng lại cơ nghiệp của mình.
Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thủy vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
Thấy vậy, tôi thầm nghĩ:
- Anh ta chỉ sống được non tháng thôi. Khách đâu mà chở ?
Nhưng tôi đã nhầm. Bạch Thái Bưởi cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, anh đều dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta”. Anh còn treo một cái ống để khách nào đồng tình với anh thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Lúc ấy, tôi đã hình dung sự thất bại của mình. Đúng như dự đoán, khách đi tàu tôi mỗi ngày một ít. Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của khách đi tàu đã ủng hộ anh. Khách đi tàu của anh mỗi ngày một đông. Tiền đồng, tiền hào, tiền xu của khách đã tiếp sức ủng hộ anh. Còn tôi thì bị thua lỗ. Cuối cùng tôi phải bán tàu lại cho anh ấy. Anh đã phát triển thịnh vượng hơn. Anh có đến ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ, mỗi chiếc tàu đều mang những cái tên lịch sử như Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Trưng Nhị,... Anh còn mua nhiều xưởng sửa chữa tàu, mỗi xưởng đều có kĩ sư giỏi trông nom.
Với ý chí vươn lên, Bạch Thái Bưởi nhanh chóng trở thành bậc anh hùng kinh tế. Anh như một vị vua trong giới doanh nhân phục vụ đường biển.
Tôi thật khâm phục ý chí, nghị lực và cách làm việc của anh.

Bài tham khảo

Tôi là Nguyễn Hiền, người làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam. Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn, sống vào đời vua Trần Nhân Tông.
Năm lên sáu tuổi, tôi được bố mẹ cho đi học ông thầy trong làng, tôi thích lắm. Học đến đâu, tôi nhớ làu làu đến đó, chỉ đọc bài qua một lần là thuộc ngay. Tôi không những thích học mà còn rất thích thả diều. Có lần, tôi cùng với những đứa trẻ nghèo đi chăn trâu. Chúng tôi tranh thủ đi thả diều và bị thầy giáo thấy được. Hôm sau, thầy giáo gọi tôi để kiểm tra bài. Tôi đọc một hơi rành rọt hơn hai mươi trang sách. Thầy giáo rất ngạc nhiên. Nhưng vì nghèo quá nên tôi được học chẳng bao lâu thì phải nghỉ học. Tôi nhớ lớp, nhớ thầy, khao khát được đi học như các bạn trạc tuổi tôi. Thế là hàng ngày tôi tự học. Những lúc đi chăn trâu, tranh thủ nấp ngoài cửa lớp nghe thầy giáo giảng bài. Tôi đến, đợi các bạn học bài xong tôi mượn vở về học. Tôi cũng đèn sách như ai, nhưng vở của tôi là lưng trâu hay nền cát. Bút là ngón tay, cành cây hoặc mảnh gạch vỡ. Còn đèn tôi dùng để học bài là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Vừa chăn trâu vừa học, vừa thả diều vừa học, nhưng kiến thức của tôi không thua kém gì các bạn được học hành tử tế. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của tôi vẫn bay cao, tiếng sáo diều vẫn vi vút trên bầu trời rộng và xanh thẳm không cùng.
Năm tôi lên mười ba tuổi, nhà vua mở hội khoa thi để chọn người tài. Tôi đâu ngờ rằng mình cũng được dự thi ở kinh đô. Một hôm, tôi cùng các bạn thả diều ngoài đồng, thầy giáo làng tìm tôi và bảo:
- Thầy biết con học giỏi và có chí. Tuy nhà nghèo nhưng con ham học, không nản lòng trước những khó khăn trong cuộc sống. Con hãy tham gia khoa thi ở kinh đô sắp đến. Hãy cố lên để khẳng định sức mình.
Nghe thầy nói thế, tôi rất vui mừng nhưng vẫn còn do dự.
Như hiểu được tâm trạng của tôi, thầy giáo tiếp:
- Thầy hiểu hoàn cảnh của con, thầy sẽ giúp con mọi thứ cần thiết để tham gia cuộc thi này.
Thế là tôi tạm biệt cha mẹ, thầy giáo và bạn bè đi lên kinh đỏ ứng thí. Tôi đã đỗ Trạng Nguyên và được ghi vào sử sách là “Trạng Nguyên trẻ nhất nước Nam”.
Từ ngày thành công đó, tôi muốn nhắn gửi các bạn một điều:
“Có chí thì nên. Có công mài sắt có ngày nên kim"".
Ý chí và nghị lực sẽ giúp ta thành công trong cuộc sống.