Câu 5: Đọc mục 5 (SGK trang 147,148) để thấy những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhâ

Câu hỏi 5. Đọc mục 5 (SGK trang 147,148) để thấy những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại và thực hiện các yêu cầu

a. Phân tích nội dung của chủ nghĩa yêu nước thể hiện qua các tác phẩm:

- Thơ phú thời Lý - Trần.

- Sáng tác của Nguyễn Trãi.

- Các tác phẩm lịch sử.

- Các tác phẩm nghị luận.

Chủ nghĩa yêu nước thời Lý - Trần gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc. Biểu hiên chủ yếu trên các phương diện:

- Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc (Tim một số trong Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt, phú sông Bạch Đẳng của Trương Hán Siêu, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, cả Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương để chứng minh).

- Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. (Dùng các tác phẩm Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên)... để chứng minh).

- Tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thông lịch sử (Chứng minh qua Phú sông Bạch Đằng, Bình Ngô đại cáo...).

- Ca ngợi và ghi nhớ công ơn những người đã hi sinh vì TỔ quốc (Chứng minh qua Phú sông Bạch Đằng...).

- Yêu thiên nhiên, cảnh đẹp đất nước (Chứng minh qua Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi)

b. Phân tích nội dung chủ nghĩa nhân đạo qua các tác phẩm (mục b, SGK trang 148).

Chủ nghĩa nhân đạo trong văn thơ trung đại thể hiện ở một số phương diện chính:

- Lòng thương cảm đối với số phận con người (Chứng minh qua Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm...).

- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, chà đạp lên con người (Chứng minh qua Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ...).

- Khẳng định, đề cao con người trên các mặt: phẩm chất, tài năng, khái vọng chân chính... (Chứng minh qua Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm...).

- cao quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.. (Chứng minh qua Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đăng Trần Con - Đoàn Thị Điểm.