Đề 1. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng

Câu hỏi 1. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước" (Dẫn theo Trần Văn Giàu tuyển tập, NXB (Giáo dục, 2001).

Bước 1: Tìm hiểu đề

Để thực hiện các bước tìm h iể u đề và lập dàn ý, HS thực hiện các yêu cầu của SGK. Cụ thể:

Anh (chị) hãy làm rõ nghĩa các từ, cụm từ: phong phú, đa dạng, chủ lưu, quán thông kim cổ.

-   Giải nghĩa các từ:

+ Phong phú, đa dạng: có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại khác nhau.

+ Chủ lưu: dòng chính, bộ phận chính.

+ Quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay.

b. nêu nội dung gì cần bình luận? cần tham khảo những bài học nào trong chương trình Ngữ văn THPT?

-   Yêu cầu của đề: bình luận ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai cho rằng xưa đến nay cái phong phú đa dạng của văn học Việt Nam, dòng văn yêu nước là một chủ lưu.

Cần tham khảo các bài: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến cuối thế kỉ XX, Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ, Tuyên ngôn độc lập. . .

c. Chứng minh rằng văn học Việt Nam rất phong phú đa dạng.

-   Văn học Việt Nam rất phong phú đa dạng. Có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại, đề tài phong phú khác nhau (HS lấy dẫn chứng)

d. Chủ lưu của văn học Việt Nam là văn học yêu nước, anh chị thấy xét trên có đúng không? Chứng minh?

-   Chủ lưu của văn học Việt Nam là văn học yêu nước.

-   Chứng minh.

-   Quá trình dựng nước và giữ nước tạo nguồn cảm hứng cho sáng tác các nhà văn, nhà thơ.

-   Giai đoạn lịch sử nào của dân tộc cũng có những tác phẩm lớn, giá về đề tài yêu nước (HS lấy dẫn chứng).

e. Văn học yêu nước Việt Nam “quán thông kim cổ". Hãy chứng minh?

-   Văn học Việt Nam với nội dung yêu nước có thể nói là dã quán thố kim cổ. Chứng minh:

+ Văn học trung đại: văn học yêu nước thể hiện ở chiến đấu chống ngoại xâm (Tống, Nguyên, Mông, Minh, Thanh). Nêu các tác phẩm lớn ở các giai đoan này: Nam quốc sơn hà (chống Tống); Hịch tướng sĩ (chống Nguyên Mông); Bình Ngô đại cáo (Chống Minh); Hoàng Lễ nhất thống chí (Chống Thanh).

+ Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ chủ lưu ấy càng phát huy mạnh mẽ vị trí, vai trò của nó. HS có thể dẫn ra hàng loạt tác giả tác phẩm tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến này.

g. Nhận định của anh (chị) về ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai (SGK)?

-   Nhận định của Đặng Thai Mai giúp chúng ta nhớ đến hoàn cảnh nước và đặc biệt hiểu hơn đặc điểm văn học của dân tộc mình.

Bước 2: Lập dàn ý

a. Mở bài: —

-   Giới thiệu ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai.

-   Trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.

b. Thân bài:

-    Cuộc sống Việt Nam phong phú, đa dạng, thơ văn Việt Nam đã phản ánh cuộc sống phong phú đa dạng đó.

-   Để tồn tại bên cạnh các thế lực quân sự hùng mạnh, nhiều tham vọng như: Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh . . . dân tộc Việt Nam phải luôn chú tâm phòng bị và chiến đấu kiên cường để giữ nền độc lập của mình. Sau cùng, dân tộc Việt Nam lại phải liên tục chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ. . . Do điều kiện đặc biệt ấy, chủ lưu của văn học Việt Nam là văn học yêu nước. Đặc điểm đó xuyên suốt từ xưa đến nay (“Quán thông kim cổ").

-   Cần chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong văn học để chứng minh điều đó + Nam quốc sơn hà, Bình ngô đại cáo. . .

+ Tuyên ngôn độc lập, thơ của Tố Hữu, Chính Hữu, Quang Dũng, Chế Lan Viên. . .

Kết bài:

-   Trên thế giới, mỗi dân tộc có số phận riêng, hoàn cảnh riêng. Là người Việt Nam ta cần nhớ đến hoàn cảnh của đất nước và đặc điểm văn học của dân tộc mình, đó cũng là nhớ đến công lao, tâm huyết của cha ông.

-  Ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai giúp chúng ta khắc sâu những điều đó.