Luyện tập: 2. Câu 2 trang 30 SGK Ở khổ thơ thứ tư, nhà thơ mượn một số cách diễn đạt của thơ Đường m

Luyện tập

Câu 2. Vì sao thơ cuối Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai thơ trong Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu ?

Ở khổ thơ thứ tư, nhà thơ mượn một số cách diễn đạt của thơ Đường mà vẩn giữ được nét riêng biệt của thơ mới và vẫn thể hiện được khá rõ nét độc đáo của hồn thơ Huy Cận. Ở đây, thiên nhiên tuy buồn, nhưng thật tráng lệ.  Mùa thu, những đám mây trắng đùn lên trùng điệp ở phía chân trời. Ánh dương phản chiếu vào những đám mây đó, phan chiếu lấp lánh như những núi bạc. Lấy lại ý thơ của người xưa (Đỗ Phủ), hình ảnh "mây cao đùn núi bạc" tạo được ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên. Trước cảnh sông nước, mây trời bao la và hùng vĩ ấy, bỗng hiện lên một cánh chim bé bỏng, nó chỉ cần nghiêng cánh là cả bóng chiều sa xuống. Hình ảnh cánh chim đơn lẻ trong buổi chiều tà thường dễ gợi nỗi buồn xa vắng. Nhưng điều đáng nói hơn ở đây chính là hiệu quá của nghệ thuật đối lập. Đối lập giữa cánh chim đơn độc, nhỏ bé với vũ trụ bao la, hùng vĩ. Phải chăng, điều này làm cho cảnh thiên nhiên rộng hơn, thoáng hơn, hùng vĩ hơn và đặc biệt cũng buồn hơn.

Câu thơ cuối: "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" gợi nhớ hai câu thơ của Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc lâu:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

(Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)

(Tản Đà dịch)

Cũng là nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương trong buổi chiều tàn nhưng hai câu thơ của Huy Cận không phải lặp lại hoàn toàn ý thơ của Thôi Hiệu. Thôi Hiệu buồn, nhớ quê vì ngoại cảnh (khói sóng trên sông). Còn Huy Cận, không cần mượn tới khói sóng, lòng nhà thơ đã sầu buồn rồi . Nỗi buồn ấy là nỗi buồn vạn cổ của con người cô đơn giữa vũ trụ rợn ngợp, bao la.