Luyện tập: Câu 2. Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài sau đây: Trong lớp anh (chị) có mội

Câu 2. Hãy lập dàn ý cho văn nghị luận với đề bài sau đây:

Trong lớp anh (chị) có mội sô bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn tục ngữ ”Cái khó bó cái khôn ” để tự biện hộ. Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?

Dàn bài tham khảo:

a) Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Từ những khó khăn thường xuyên gặp phải và phải vượt qua trong cuộc sống con người ⟶ ông cha ta có câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn".

b) Thân bài:

- Giải thích: "cái khó": khó khăn, trở ngại, khúc mắc, rắc rối; "bó": cản trở, hạn chế, trói buộc, bao vây; "cái khôn": suy nghĩ, sáng tạo.

⟶ Ý nghĩa: Những khó khăn trong cuộc sống làm hạn chế sự phát huy tài năng và sức sáng tạo của con người.

- Bình luận: Hai mặt của câu tục ngữ:

+ Mặt đúng: Sự phát triển chủ quan chịu ảnh hưởng hoàn cảnh khách quan. Hoàn cảnh tiêu cực, chủ quan kém phát triển.

+ Mặt chưa đúng: Phiến diện, chưa đánh giá đúng mức sự năng động, ý chí, nghị lực chủ quan của con người.

- Chứng minh (vận dụng câu tục ngữ):

+ Khi tính toán công việc, cần tính đến những khó khăn khách quan để tìm cách khắc phục, chứ không nản chí, đầu hàng, buông xuôi, phụ thuộc.

+ Nâng cao tinh thần, ý chí khắc phục khó khăn, "gian nan rèn luyện ắt thành công" (Hồ Chí Minh).

+ Càng khó khăn càng quyết tâm khắc phục.

+ "Cái khó ló cái khôn" (Tục ngữ).

+ "Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh lúc đó thép sẽ vô cùng cứng rắn và không hề biết sợ" (N.Ô-xtrốp-xki).

+ "Ba lần nung trong lửa đỏ, ba lần tôi trong nước lạnh, ba lần luộc trong kiềm, ta trong sạch hơn tất cả mọi thứ trên đời" (Tục ngữ Nga).

+ Nhưng cũng cần chống lại tư tưởng chủ quan, duy ý chí, xem thường hoàn cảnh và khó khăn khách quan thì cũng không thể thành công.

c. Kết luận

Đánh giá chung về câu tục ngữ.