Luyện tập: Câu 2. Văn bản “Thời gian” a. Văn bản là một bài thơ của Nam Cao. Bài thơ có câu từ độc đ

Luyện tập

Câu 2. Văn bản “Thời gian”

a. Văn bản là một thơ của Nam Cao. thơ có từ độc đáo và cách ngắt nhịp linh hoạt, cách vắt dòng có chủ định. Văn bản có thể chia làm hai đoạn:

Đoạn một: từ đầu đến “...trong lòng giếng cạn”

Đoạn hai: tiếp theo đến hết.

Đoạn một nói lên sức mạnh tàn phá của thời gian. Đoạn hai nói về những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian.

- Thời gian cứ từ từ trôi “qua kẽ tay »  và âm thầm “làm khô những chiếc lá”. “Chiếc lá” vừa có nghĩa thực, cụ thể vừa có nghĩa bóng, ẩn dụ. Nó vừa là chiếc lá trên cây, mới hôm này còn xanh tươi sự sống thế mà chí một thời gian lọt “qua kẽ tay”, là đã lá chết. Nó vừa là những chiếc lá cuộc đời trên cái cây cuộc sống mà khi thời gian trôi đi, sự sống cứ rụng dần như những chiếc lá. Những kỉ niệm trong đời thì “Rơi / như tiếng sỏi / trong lòng giếng cạn”. Thật nghiệt ngã. Đó là quy luật băng hoại của thời gian.

- Vấn đề ở đây là ai cũng nhận ra quy luật ấy nhưng không phải ai cũng có thể làm cho mình bất tử cùng thời gian Vậy mà cũng có những giá trị mang sức sống mãnh liệt chọi lại với thời gian, bất tử cùng thời gian. Đó là sức mạnh vượt thời gian của thi ca và âm nhạc (hiểu rộng ra ỉà nghệ thuật). Dĩ nhiên là “những câu thơ\ “những bài hát”, những tác phẩm nghệ thuật đích thực.  Hai chữ “xanh” được láy lại như “chọi” lại với chữ “khô” trong câu thứ nhất.

- Câu kết thật bất ngờ: 'Và đôi mắt em/ như hai giếng nước”. Dĩ nhiên đây là “hai giếng nước” chứa đầy những kỉ niệm tình yêu, những kỉ niệm tình yêu sống mãi, đối lập với những kỉ niệm “rơ/” vào “lòng giếng cạn” quên lãng của thời gian.

b. Qua bài thơ 'Thời gian”, Văn Cao muốn nói rằng: thời gian có thể xoá nhoà tất cả, chỉ có văn học nghệ thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền.