Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp phối hợp với phép liệt kê trong 2 đoạn văn a và b (SGK). - Đ

Câu hỏi 1. Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp phối hợp với phép liệt kê trong 2 đoạn văn a và b (SGK).

-   Điểm chung: Phép lặp cú pháp phối hợp với phép liệt kê trong hai đoạn văn tạo ra hiệu quả:

+ Lời văn nhịp nhàng, cân xứng.

+ Nêu được những biểu hiện cụ thể, sự nối tiếp liên tục tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn.

-  Điểm riêng:

a. Đoạn văn trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn: kết hợp phép lặp với phép liệt kê để bày tỏ nỗi lòng của mình nhằm động viên khích lệ tướng sĩ dốc lòng học tập binh thư, đoàn kết một lòng đánh giặc, bảo vệ đất nước. Tác giả đã liệt kê nhiều sự việc: cho áo, cho cơm, thăng chức, cấp bổng, cho thuyền, cho ngựa, cùng nhau sống chết, cùng nhau vui cười khiến cho giọng văn nhiệt tình, truyền cảm, có tác dụng thuyết phục người nghe.

b. Đoạn văn trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh: lên án và tố cá tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Lời lẽ hù biện, giọng văn đanh thép chính là nhờ người viết đã sử dụng thành cô phép lặp cú pháp kết hợp phép liệt kê. Những tội ác của thực dân Pháp được kể ra dồn dập, liên tiếp, từ luật pháp dã man đến việc lập nhà nhiều hơn trường học, việc thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta, việc tắm của các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu, việc thi hành chính sách ngu dân, dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm nòi giống ta suy nhược. . . Tất cả không chỉ tố cáo, vạch mặt kẻ thù một cách rõ ràng, đanh thép mà còn truyền tới người đọc (người nghe lòng căm thù cao độ và sâu sắc. Có thể thấy sự kết hợp giữa phép lặp pháp và phép liệt kê qua mô hình sau:

Chúng - tội ác

Chúng - tội ác 1

Chúng - tội ác 2

Chúng - tội ác 3