Soạn bài Hội thoại - Ngắn gọn nhất

Câu 1: Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích là quan hệ trên - dưới:

- Người cô ở vai trên

- Hồng là vai dưới.

Câu 2:

- Cách xử sự của người cô không phù hợp với quan hệ ruột thịt.

- Đáng chê trách ở chỗ: gieo rắc vào đầu óc non nớt của Hồng những điều xấu xa bịa đặt để Hồng ghét bỏ mẹ.

Câu 3: Những chi tiết cho thấy nhân vật Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ thái độ lễ phép

- Nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp.

- Tôi lại im ặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.

- Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹ ứ khóc không ra tiếng.

......

Hồng phải làm như vậy vì người tham gia hội thoại với Hồng là người cô. Vai xã hội là quan hệ trên – dưới trong gia đình, Hồng là phận làm cháu nên lời lẽ vẫn giữ được sự kính trọng với bà co của mình.

II. Luyện tập

Câu 1:

- Những chi tiết thể hiện thái độ nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn:

VD: Nay các ngươi nhìn chủ mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, …, đau xót biết chừng nào!

- Những chi tiết thể hiện thái độ khoan dung của Trần Quốc Tuấn:

+ Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc … để vét của kho có hạn.

+ Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung … há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa.

Câu 2:

a. Vai xã hội:

- Lão Hạc: địa vị thấp nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo

- Ông giáo: địa vị xã hội cao nhưng tuổi ít hơn lão Hạc.

b.

- Ông giáo nói với lão Hạc bằng những lời an ủi rất thân tình (nắm lấy vai lão, mời lão uống nước, ăn khoai, hút thuốc).

- Ông giáo xưng hô với lão Hạc là cụ, gọi gộp mình với lão là ông con mình (thể hiện sự kính trọng người già).

- Ông giáo còn xưng hô với lão Hạc là tôi (không coi mình là người có địa vị xã hội cao hơn).

c.

- Lão Hạc gọi người xưng hô với mình là ông giáo, thể hiện sự quý trọng với người có học:

+ Ông giáo dạy phải!

+ Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác.

- Lão Hạc cũng dùng các từ như: chúng mình, nói đùa thế,… những từ này thể hiện sự giản dị và thân tình trong mối quan hệ giữa lão Hạc và ông giáo.

- Đoạn trích này cũng đồng thời cho thấy tâm trạng buồn và sự giữ ý của lão lúc này. Các chi tiết chứng tỏ điều đó như: lão chỉ cười đưa đà, cười gượng; lão thoái thác việc ăn khoai, không tiếp tục ở lại uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo. Những chi tiết này rất phù hợp với tâm trạng day dứt của lão Hạc sau khi lão bán chó.