3: Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí

Câu 3. Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của 2 Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Trong bài 2, cụm từ “Rủ nhau” cho thấy cả những người rủ và người được rủ đều tỏ ra thích thú muốn được tham quan cảnh đẹp Hồ Gươm. Đây là một thắng cảnh thiên nhiên, đồng thời là một di tích lịch sử, văn hóa của đất nước ta.

Cách tả cảnh của bài ca dao này là gợi chứ không tả, tức chỉ nhắc lần lượt các địa danh: Kiếm Hồ, Thê Húc, Ngọc Sơn... Nhưng như thế cũng đủ cho người nghe cảm thấy háo hức, vì đó là những cảnh trí tiêu biểu của hồ Hoàn Kiếm.

Địa danh gắn liền với truyền thống đấu tranh (sự tích Hồ Gươm) dân tộc. Cảnh trí đa dạng có hồ, cầu, có chùa, đền đài, tháp... tạo thành cảnh thiên nhiên thơ mộng của đất Thăng Long. Vì thế, địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên niềm tự hào về đất nước, về lịch sử và văn hóa.

“Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

hỏi cuối bài là lời nhắn nhủ nhắc chúng ta phải nhớ đến công lao xây dựng đất nước của các đấng tiền nhân. Câu hỏi còn nhắc chúng ta cùng các thế hệ mai sau phải biết tiếp tục xây dựng, giữ gìn đất nước cho xứng với truyền thống lịch sử, văn hóa nghìn đời của dân tộc.